Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Chuyên bán nhung hươu và hươu giống từ Hương Sơn Hà Tĩnh

http://nhunghuouhatinh.com


Đầu năm đi hái lộc...hươu

Tôi có tay bạn tên là Nguyễn Thế Hùng. Chẳng biết kiếp trước tôi có làm điều gì bạc ác hay không mà kiếp này giời đày đọa tôi phải sống chung với hắn những bốn năm trời trong một căn phòng chật chội ở Trường Nguyễn Du. Trong bốn năm ấy tôi đã phải chịu đựng biết bao nhiêu trái khoáy của hắn. Lắm lúc tôi muốn...
Đầu năm đi hái lộc...hươu

Đầu năm đi hái lộc…hươu (Tùy ký của ĐỖ TIẾN THỤY)  
Tôi có tay bạn tên là Nguyễn Thế Hùng. Chẳng biết kiếp trước tôi có làm điều gì bạc ác hay không mà kiếp này giời đày đọa tôi phải sống chung với hắn những bốn năm trời trong một căn phòng chật chội ở Trường Nguyễn Du. Trong bốn năm ấy tôi đã phải chịu đựng biết bao nhiêu trái khoáy của hắn. Lắm lúc tôi muốn...

Quê Hương Sơn Hà Tĩnh nhà Hùng là đất nuôi hươu. Mùa xuân là mùa cắt nhung hươu. Tôi miễn cưỡng nhận lời. Thôi thì tôi cũng vì ông mà đường xa vất vả, chứ tôi chả ham hố gì chuyện hươu nai. Miệng nói sĩ vậy nhưng trong bụng tôi hào hứng lắm. Mình con nhà nghèo, cơm ăn còn chưa đủ nói gì đến ăn nhung hươu. Trong “tứ bảo” ngành dược cổ truyền thì lộc hươu đứng đầu: “Nhung- Sâm- Quế- Phụ”. Đắt khét lẹt. Đắt và quí đến nỗi người ta đồn đại rằng, nhung hươu chỉ dành cho những người tuổi đã “bóng ngả về chiều”, chứ trẻ trung trai tráng mà nhấm một tí bằng hạt tấm thôi thì năm ngày sau sẽ nghe thịt da… tí tách cựa mình như cây nứt vỏ! Tôi vốn dĩ ông trời qui định phom người thon thả eo dây nên chả mong gì nhờ nhung hươu vỗ béo. Tôi hào hứng là bởi nghe Nguyễn Thế Hùng thì thụt khoe rằng, chỉ cần uống một chén rượu huyết nhung đảm bảo ông sẽ…khác liền! Để thuyết phục tôi, tay này đã viết hẳn cái truyện ngắn “Lộc trời” để minh họa cho công dụng của nhung hươu. Trong truyện ngắn này có chi tiết gã trai mười bảy tuổi chót uống giấu một chén rượu huyết nhung mà cuồng quẫn cả lên, “không làm chủ được hành vi”, đâm nháo đâm nhào sang nhà hàng xóm đè nghiến cô bé láng giềng ra toan dở trò hươu vượn. Không được thỏa mãn, gã đã cả gan mò về nhà thó chiếc nhung hươu đang sấy trên gác bếp mang đi… “tươi mát”. Cứ như miêu tả của Nguyễn Thế Hùng thì gã trai ấy nhờ rượu huyết nhung hươu mà “bắn phá” cả đêm không biết mệt, đến nỗi ả ca ve vốn đã chai sạn cảm xúc thế mà phải sung sướng rú lên như tiếng còi tàu!…Truyện ngắn này đã đoạt giải Ba cuộc thi truyện ngắn 2005-2006 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Truyện hay hay không là do người đọc, riêng tôi thấy đây là một truyện ngắn độc đáo chẳng lẫn với ai. Sau khi nhận giải, Nguyễn Thế Hùng đã khóc rưng rức suốt một ngày liền. Và sau bốn đêm thức trắng, hắn quyết định mang toàn bộ số tiền giải thưởng gần chục triệu đồng ra phố Hàng Bạc đặt thợ đúc một bức tượng…hươu! Con hươu bạc to bằng bắp tay hiện được đặt trang trọng trên bàn viết của Hùng, và mỗi khi đi nhậu say về hắn lại nâng niu nó bằng cả hai tay, mắt nhòe lệ, miệng hôn con hươu chun chút rồi lắp ba lắp bắp: Cảm ơn mày! Cảm ơn mày! Hùng ơn con hươu là phải. Nhờ nó mà Hùng mới có “Lộc trời”. Nhưng con hươu cũng phải ơn Hùng, bởi nhờ cái truyện “Lộc trời” mà nhiều người biết đến nghề nuôi hươu lấy nhung ở Hương Sơn. 

Tin tôi đi Hương Sơn nhanh chóng loang ra khắp Hà thành, đến nỗi khi tôi bước lên xe thì đã có 5 đại gia níu áo tôi gửi tiền nhờ mua hộ cặp nhung. Tình huống ngoài dự kiến. Nguyễn Thế Hùng rút máy di động a lố a lồ một hồi thông báo cho ông anh trai ở quê. Không biết hắn nói những gì mà khi xe về đến đầu làng Sơn Diệm, chúng tôi tá hỏa khi thấy một băng rôn đỏ rực căng ngang đường cái: “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NHÀ VĂN NGUYỄN THẾ HÙNG VỀ THĂM QUÊ NHÀ VÀ CẮT NHUNG HƯƠU!”. Một đoàn người rồng rắn ùa ra vui mừng khấp khởi như đón trạng nguyên vinh qui bái tổ. Nguyễn Thế Hùng lúc đó, với vẻ đường bệ vốn có và thái độ khiêm tốn giả vờ đã suýt soa trách móc: “Các ôông các bà mần rứa tui nỏ về nữa mô”. Mấy người nghe vậy cuống quít túm lấy áo Hùng: “Răng lạ rứa? Nhà tui đã kêu người đến bắt hươu rồi, giờ mần răng?”. Thì ra Hùng đã nhờ ông anh trai đi đặt trước mấy nhà nuôi hươu, giá cả đã ất giáp chỉ chờ Hùng về là cắt. 
Chúng tôi vào nhà chị S. Nhà đã đông chật người. Hơn chục thanh niên đã chuẩn bị sẵn đồ nghề trông thấy chúng tôi thì bật cả dậy, bước ra phía chuồng hươu. Con hươu đực cồ béo muỗm lông vàng óng ánh điểm những chấm sao trắng lung linh giật mình lồng lộn trong chuồng một hồi rồi chúi đầu vào góc như thể giấu cặp lộc đang xuân mơn mởn. Nhìn ánh mắt lạc đi vì sợ của con hươu, trong tôi bỗng dậy lên một cảm giác rất khó tả. Chắc hẳn trong kí ức mông lung của nó vẫn hằn lên những cảm giác khiếp khủng qua mỗi mùa cắt lộc nên giờ đây nó run bắn trong chuồng. Một thanh niên lùa vào một sợi dây thòng lọng. Một thanh niên khác thì cất tiếng kêu “lộc lộc…”. Con hươu hốt hoảng dậm nhảy tứ tung. Nó đâm người vào dóng chuồng sầm sầm nhưng lạ là vẫn nghiêng nghiêng cái đầu tránh va chạm cặp nhung. Rồi nó đã dẫm vào tròng. Chỉ đợi thế, sợi dây rút mạnh, con hươu ngã chổng kềnh và toán thanh niên ùa vào chuồng đè nghiến con hươu ra đất. Một thanh niên giữ vị trí “bắt đầu” hai tay túm vào hai chân nhung, hai chân kẹp chặt cổ con hươu còn hơn chục thanh niên còn lại thì ghì giữ cứng khừ không cho con hươu giãy dụa. Đến lúc này mới thấy một ông già trịnh trọng cầm cây cưa sắt hình cung bước vào chuồng. Tôi rùng mình khi nghe tiếng cưa sắt cứa những nhát đau buốt óc vào chiếc sừng non mâng mấng. Một tia máu cực mạnh xịt tóe xuống chiếc chậu nhôm hứng sẵn. Phút chốc chiếc chậu đỏ máu lênh loang. Con hươu đau đớn nhìn tôi bằng cặp mắt trợn ngược tội tình như muốn van lơn cầu cứu. Tôi đón chiếc nhung ấm nóng từ tay ông già mà cảm giác cầm một sinh thể vừa phải lìa cõi sống đang giật lên những nhịp sóng tê tái mơ hồ … 

Suốt cả ngày hôm đó tôi đã lần lượt chứng kiến 5 cuộc “hành quyết” để có đủ 5 cặp nhung mang về Hà Nội. Đến tận bây giờ, khi ngồi viết những dòng này tôi vẫn bị ánh mắt của những con hươu vừa mất sừng ám ảnh. Vẫn biết rằng chả ai dại gì đi nuôi hươu chỉ để làm cảnh. Con gì nuôi cũng phải lấy lợi ích làm đầu. Nuôi gấu lấy mật, nuôi voi cưa ngà, nuổi hổ lấy xương... Và những người nông dân ở Hương Sơn cả năm chằm bặp vỗ về những con hươu là để chúng đáp đền xứng đáng. Vậy mà thấy cứ tồi tội, phu phũ thế nào. Ngay cả chị S., người chủ hươu khi cầm cục tiền nặng trĩu trong tay nhưng nhìn con hươu mới bị cắt sừng đau lả lướt trong chuồng, vẫn không dấu nổi tiếng thở dài xa xót. 

Tất nhiên cái bệnh xúc động vặt của tôi cũng qua nhanh thôi. Tôi tự mắng mình là đồ đa cảm vớ vẩn và sà ngay vào một bữa tiệc lá linh đình. Hương Sơn là đất cửa rừng, mùa xuân muôn cây bật chồi nẩy lộc. Hàng trăm loại lá rừng non thấn được chúng tôi hái về. Tôi cam đoan rằng, ai đó nếu chưa được ăn một bữa tiệc lá thì coi chỉ mới sống…nửa đời thôi! Hàng trăm búp rừng đủ loại: thành ngạnh, trâm, sim…cùng các loại lá vườn: ổi, sung, me, mít…được trải trên hai tàu chuối lớn. Chỉ nhìn thôi đã thấy sướng mắt rồi. Các loại lá đủ sắc xanh đỏ tím vàng được xếp cuốn vào nhau mang đủ vị ngọt bùi chua chát. Cuốn lá có mùi hăng ngái lá rừng, có vị mặn mòi muối biển; cuốn lá có vị ngọt của nõn tôm, có vị ngậy của thịt heo ba chỉ; cuốn lá có vị chua thanh của mẻ, có vị cay nồng hăng xé của trái ớt chỉ thiên...Tợp một chén rượu huyết nhung hươu, khà một tiếng, cắn một miếng lá đánh “gáu”, nhẹ nhàng nhai để lắng nghe trong miệng vỡ ra muôn vị của đất trời… . Nguyễn Thế Hùng cho biết, tất cả những loại lá có trong bữa “diệp tiệc” này đều là món ăn khoái khẩu của…hươu! Nhờ ăn những lộc non tinh khiết, uống nước sông Ngàn Phố đầu nguồn nên hươu nuôi ở Hương Sơn rất nhanh cho lộc. Con hươu nó ở rong rừng- Ăn sung ăn vả mọc sừng ở đây…Câu đồng dao tuổi thơ ùa về trong tôi bất giác, khiến tôi phải đưa tay lên sờ đầu. Chết! Mình ăn bao nhiêu lộc non thế này…Tự dưng tôi thấy trên đầu mình, chỗ trên hai vành tai…ngưa ngứa! 

Theo lệ nuôi hươu ở Hương Sơn, mỗi nhà khi bán nhung hươu cho khách đều biếu kèm một chai rượu huyết nhung. Vị chi những 5 chai. Tham gia “diệp tiệc” có gần chục vị đàn ông trong làng Sơn Diệm. Tôi ngầm quan sát thấy ông nào ông nấy đều có dấu hiệu của sự bị vợ coi thường nên uống rượu huyết nhung hươu vô cùng hăng hái. Tiệc lá kéo dài từ 6 giờ chiều, đến chín giờ đêm thì điện thoại nhà Hùng kêu eo éo. Đã đến giờ các bà vợ trong làng ban lệnh “thu hồi quân số”. Thế là các vị khách mời lần lượt gãi đầu xin phép ra về. Chỉ có một ông lần lữa thêm dăm phút, liền bị bà vợ xộc thẳng tới nhà Nguyễn Thế Hùng xếch tai chồng điệu về trong niềm kinh ngạc của của cánh văn chương. Quái! Chả nhẽ ở Hương Sơn vẫn đang theo chế độ…mẫu hệ? Hùng ghé tai tôi thì thào: “Các bà ấy đánh chặn từ xa đấy. Chứ rượu huyết vào rồi… quán sá đèn mờ thị trấn cửa khẩu lại gần…Nguy hiểm lắm! Mùa cắt nhung hươu là mùa tình mà.”. Ra thế. Thảo nào cả làng cả xóm cứ dậm dịch cả lên! 

Chỉ còn mấy ông khách Hà Nội ngồi tại vị gần hết cả đêm. Tôi uống rất nhiều thứ rượu được coi là “nguy hiểm lắm” đó để xem có cải thiện được tình hình hay không. Nhưng lạ thay, có thể do cơ địa của tôi hư hỏng, hoặc có thể những gì Nguyễn Thế Hùng viết trong “Lộc trời” chỉ là chuyện phịa, nên tôi “nghe ngóng” suốt từ bấy đến giờ chẳng thấy trong người có “động tĩnh” gì. Chỉ nghe phong thanh hình như những người nuôi hươu ở Hương Sơn, Hà Tĩnh đang bàn nhau góp tiền để tạc tượng…Nguyễn Thế Hùng!