Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Chuyên bán nhung hươu và hươu giống từ Hương Sơn Hà Tĩnh

http://nhunghuouhatinh.com


Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc hươu cái chu đáo

Hươu cái từ 8 tháng đến 12 tháng thì đã thành thục về tính, tuy nhiên thời điểm phối giống tốt nhất là từ 18 tháng tuổi trở lên vì tuổi đó thì thể vóc mới hoàn thiện. Vì thế tuổi phối lần đầu là 18 tháng tuổi trở lên, trọng lượng đạt từ 45- 60kg là phối giống thích hợp nhất.
huou cai

Nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý hươu cái hậu bị đến kiểm định.

a). Nuôi dưỡng: Chúng ta cho ăn đúng khẩu phần nuôi dưỡng hươu cái hậu bị đến kiểm định nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành thục về sinh dục và về thể vóc (ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như chậm động dục, khó đẻ, khó phối giống đậu) vì thế phải cho ăn đúng khẩu phần sau.
– Thức ăn xanh: 12-15kg.
– Thức ăn tinh: 0.4- 0.5kg.
– Thức ăn củ quả: 1.5 –2kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 25-30g.
– Nước uống:7-10 lít nước.

b). Chăm sóc quản lý hươu cái hậu bị đến kiểm định.
– Tuổi phối giống thích hợp:
Hươu cái từ 8 tháng đến 12 tháng thì đã thành thục về tính, tuy nhiên thời điểm phối giống tốt nhất là từ 18 tháng tuổi trở lên vì tuổi đó thì thể vóc mới hoàn thiện. Vì thế tuổi phối lần đầu là 18 tháng tuổi trở lên, trọng lượng đạt từ 45- 60kg là phối giống thích hợp nhất.
– Thời điểm phối giống thích hợp:
Hươu cái có chu kỳ động dục trung bình là từ 18 –21ngày. Thời gian động dục kéo dài 1-3 ngày. Căn cứ vào triệu chứng động dục của hươu cái mà chúng ta biết được thời điểm phối giống thích hợp. Khi động dục hươu có những triệu chứng sau đây.
+ Hươu ít ăn nhòm ngó tìm kiếm con đực.
+ Bộ phận sinh dục sưng to có màu đỏ, kiểm tra niêm mạc âm hộ thấy mày đỏ, có dịch nhầy đặc dính.
+ Liếm cho con đực, hay để cho con đực liếm cho nó, nhòm ngó phía con đức.
+ Hay ve vây đuôi so với bình thường hay cong đuôi về một phía.
+ Dễ tiếp với con đực hơn so với bình thường, đặc biệt sờ nấn vào mông.
Lúc ta tiếp xúc với con vật và vổ vào mông nó thì nó có động tác giang hai chân ra.Khi theo dõi thấy biểu hiện tất cả các triệu chứng trân thì tại thời điểm đó phối giống là thích hợp nhất. Thời gian phối giống tốt nhất trong ngày là vào buổi 9-10giờ sáng trong ngày và vào buổi chiều tối.

– Kỹ thuật phối giống:
Trước thời điểm động dục khoảng 10 ngày thì cho hươu cái đến bên cạch chồng đực cần lấy giống đến thời điểm hươu cái động dục đến đỉnh cao nhất, rụng trứng, thì chuyển con đực vào chuồng con cái để giao phối. Nếu chúng ta làm được như thế thì hiệu quả thụ tinh cao.
Sau khi giao phối con cái đái ra màu vàng hoặc trắng, nằm rặn, con đực thoả mãn bỏ đi thì chắc chắn đã thụ thai, nếu xuất hiện con đực và con cái đánh lộn nhau thì tỷ lệ thụ thai thấp chúng ta nên tác chúng ra.
– Chúng ta để cho hươu cái yên tỉnh tránh những tiếng động thì khả năng phối giống sẽ đạt hiệu qủa thấp, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho hươu ăn đúng khẩu phần nuôi dưỡng.

c). Nuôi dưỡng  cái chửa, đẻ và nuôi con.
Hươu sao có chửa cần nhu cầu dinh dưỡng để nuôi thai và bản thân nó, căn cứ vào nhu cầu của sự phát triển của bầu thai có thể chia ra hai giai đoạn để chăm sóc nuôi dưỡng hươu có chửa như sau.
Giai đoạn 1. Từ khi có chửa cho đến tháng thứ 5. Giai đoạn này thai phát triển còn chậm, nhu cầu đòi hỏi các chất dinh dưỡng chưa cao.
Giai đoạn 2. Từ tháng thứ 6 cho đến lúc đẻ. Giai đoạn này bào thai phát triển mạnh, nhu cầu đòi hỏi các chất dinh dưỡng cao. Vào tháng cuối trọng lượng bào thai lớn lên rất nhanh cần cho ăn các chất có hàm lượng dinh dưỡng cao, những tuần cuối sau khi sinh cần cho ăn các loại lá cây có tác dụng lợi sữa, nhu sung, vả, mít, đu dủ, các loại hạt nảy mầm.

Khẩu phần dành cho hươu chửa kỳ 1 và chửa kỳ 2 như sau:
Hươu chửa kỳ 1: (thai<5 tháng)
– Thức ăn xanh: 18kg.
– Thức ăn tinh: 0.8 kg.
– Thức ăn củ quả: 1.5kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 25-30g.
– Nước uống:10 lít nước.
Hươu chửa kỳ 2: (thai>5 tháng)
– Thức ăn xanh: 15 kg.
– Thức ăn tinh: 0.5 kg.
– Thức ăn giàu đạm: 0.3-0.5kg
– Thức ăn củ quả: 2kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30 – 35g.
– Nước uống:12 lít nước.

Giai đoạn này cần chú ý các yếu tố gây nên sẩy thai như thức ăn bị thiu, mốc, thức ăn có chứa độc tố, yếu tố vận động bị trượt ngã sẽ gây sẩy thai tiếng ồn, người lạ vào chuồng, hơi lạ làm cho hươu hoảng sợ chạy nhảy tác động đến thai.

Trong trường hợp sẩy thai không rõ nguyên nhân thì cần phải cách ly, và xữ lý chất thải chuông trại một cách chu đáo đề phòng bệnh xẩy thai truyền nhiểm do Bruccella gây ra.

Công tác chuẩn bị cho hươu đẻ:

Căn cứ vào ngày phối để biết được thời điểm nào thì hươu đẻ mà chuẩn bị trước, trước khi đẻ ba ngày ta cần rải một lớp rơm rạ hay cỏ khô ở một góc chuồng, chuồng trại phải sạch sẽ.

Chồng phải ấm và phải thoáng và yên tỉnh, trong những ngày này phải có người thường xuyên trực, theo dõi một cách chu đáo, khi cần thiết thì mới can thiệp, bình thường sau khi đẻ xong hươu mẹ cắn rốn cho hươu con và liếm khô hươu con. Sau 1giơ 30phút đến 2giờ đồng hồ tháy nhau không ra ta có thể tiêm Oxytoxin và thuốc trợ sức ADE, Cafein… tăng khả năng co bóp của tử cung để đẩy nhau ra ngoài. Nếu không được thì can thiệp bằng cách bóc nhau bằng tay bằng đường tử cung việc làm này thường phải là những người có chuyên môn thực hiện. Sau đó thụt rữa tử cung bằng thuốc tím 1% đề phòng sót nhau.

d). Nuôi dưỡng chăm sóc hươu mẹ tiết sữa nuôi con.

Sau khi đẻ xong ngày thứ nhất ta cho hươu mẹ ăn cháo có pha muối và các loại thức ăn lợi sữa như sung, vả mít, đu đủ xanh…
Từ ngày thứ 3 trở thì cho hươu mẹ ăn khẩu phần sau:
– Thức ăn xanh: 18kg.
– Thức ăn tinh: 0.5 kg.
– Thức ăn giàu đạm: 0.5kg
– Thức ăn củ quả: 2kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 30 – 35g.
– Nước uống:12 lít nước.

Nuôi dưỡng chăm sóc hươu con sơ sinh đến tập ăn cai sữa.

Hươu con sơ sinh rất nhạy cảm với bệnh tật, do đó chuồng trại cần tránh gió lùa ẩm ướt, trong chuồng phải có một góc sạch sẽ khô ráo.
Sau khi đẻ ra, chậm nhất sau 2giờ phải cho hươu con bú sữa đầu, sữa đầu có tác dụng to lớn trong việc hoàn thiện dần chức năng bộ máy cơ thể, và hoàn thiện hệ thống miển dịch trong thời gian đầu để chống đỡ với các bệnh tật thông thường. Cần phải chăm sóc nuôi dưỡng hươu mẹ đúng khẩu phần để hươu mẹ tiết sữa đủ nuôi hươu con, cho hươu con bú một cách tự do.

Sau 10 –12ngày hươu con có thể tập cho ăn lá cỏ non, người chăn nuôi cần lợi dụng ưu thế này để tập ăn cho hươu con càng sớm càng tốt, tập ăn mỗi ngày khối lượng tăng dần. Nếu có sân chơi thì hàng ngày cho hươu mẹ và hươu con vận động 2lần/ngày mối lần khoảng 30phút, lúc 8-9giờ sáng và 4-5giờ chiều để hươu con chóng lớn, cách nuôi như thế này thì hươu con 3-4 tháng tuổi đã có thể ăn cỏ hoàn thiện và chúng ta có thể cai sữa được.

Khẩu phần của hươu sau cai sữa cho đến khi chuyển nuôi hậu bị.
– Thức ăn xanh: 8 -10kg.
– Thức ăn tinh: 0.2- 0.3 kg.
– Thức ăn giàu đạm: 0.2 –0.3kg
– Thức ăn củ quả: 0.5kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 10 – 13g.
– Nước uống:2-5 lít nước.

Giai đoạn này hươu con phát triển nhanh nhất, cần cho hươu con ăn đúng khẩu phần và cho ăn nhiều lần trong ngày và cho ăn tăng dần cho đến tuổi hậu bị.
Hươu đực, cái hậu bị và hươu kiểm định được nuôi theo khẩu phần là.
– Thức ăn xanh: 12-15kg.
– Thức ăn tinh: 0.4- 0.5kg.
– Thức ăn củ quả: 1.5 –2kg.
– Thức ăn bổ sung( Premix khoáng, Premix Vitamin, muối ăn) 25-30g.
– Nước uống:7-10 lít nước.

Để có một hươu kiệm định lông mượt, khoẻ mạnh đủ tiêu chuẩn giống thì ngoài giống tốt thì khâu chăm sóc nuôi dưỡng không kém phần quan trọng, đó là phải nuôi dưỡng đúng khẩu phần ăn, phối hợp nhiều loại thức ăn như đã nêu ở trên, chuồng trại đảm bão vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra hàng năm phải chú ý đến công tác tiêm phòng bệnh tạo miễn dịch cho đàn hươu là rất quan trọng, thường tiêm phòng vào hai vụ đông xuân và hè thu các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, ký sinh trùng, và đề phòng một số bệnh thường gặp ở hươu (xin mời xem quy trình thú y)…

Theo: Trại hươu đất mẹ