Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Cách chăm sóc Hươu và Nai trong thời kỳ mọc nhung

Thứ ba - 19/01/2016 11:29

Hươu và Nai đực sơ sinh sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng. Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, dài khoảng 20- 30cm. Hươu và Nai rụng sừng cũ và mọc sừng mới mỗi năm một lần vào mùa xuân. Sau khi rụng sừng cũ 15-20 ngày, cặp sừng mới bắt đầu mọc. Sừng non mới mọc có màu hồng nhạt, đầy dưỡng chất, ngoài phủ một lớp lông tơ màu trắng xám, mịn, mượt mà như nhung nên gọi là nhung. NhungHươu và nai của những lần mọc sau dài 3-4cm thì bắt đầu phân nhánh, được 20-25cm thì phân nhánh lần thứ 2. Nhung già hóa sừng gọi là gạc Hươu và gạc nai.

Nuôi Hươu Hương Sơn

Nuôi Hươu Hương Sơn

Hươu và Nai đực sơ sinh sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng. Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, dài khoảng 20- 30cm. Hươu và Nai rụng sừng cũ và mọc sừng mới mỗi năm một lần vào mùa xuân. Sau khi rụng sừng cũ 15-20 ngày, cặp sừng mới bắt đầu mọc. Sừng non mới mọc có màu hồng nhạt, đầy dưỡng chất, ngoài phủ một lớp lông tơ màu trắng xám, mịn, mượt mà như nhung nên gọi là nhung. NhungHươu và  nai của những lần mọc sau dài 3-4cm thì bắt đầu phân nhánh, được 20-25cm thì phân nhánh lần thứ 2. Nhung già hóa sừng gọi là gạc Hươu và gạc nai.

Huou giong tai trai huou xu nghe
Con Nai

Chuồng trại:

Theo kinh nghiệm của nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An, chuồng làm có hình vuông hoặc hình chữ nhật, làm trên nền đắp cao. Nhân dân thường tích phân lại trong chuồng khoảng 6 tháng mới lấy ra một lần. Vì vậy đáy chuồng được đào sâu xuống khoảng 30 - 40 cm và thường xuyên đổ tro, trấu làm cho phân và nền chuồng luôn được khô. Thành chuồng làm bằng gỗ, cột vuông (mỗi cạnh khoảng 18 x 20 cm), hoặc cột tròn (đường kính 20 - 22 cm) ; Gỗ làm xà và thành chuồng kích thước 4 x 13 cm, gỗ tròn thì đường kính khoảng 10 cm. Thành chuồng sát tới mái, cao khoảng 2 - 2,5m. Mỗi chuồng có nhiều ngăn, chuồng lớn hay nhỏ do số ngăn quyết định, mỗi ngăn có diện tích 4 - 6 m2.

Thức ăn cho Hươu và Nai:

Thức ăn cho Hươu và nai giống rất đơn giản chủ yếu là cỏ, vỏ cùi bắp, xơ mít, cam, quýt bị hư ở các hàng trái cây. Những loại này chỉ tốn công lấy về làm thực phẩm cho Hươu và nai. Khi cắt nhung hay khi Hươu và nai đẻ thì cho ăn cháo gạo để bồi dưỡng. Chuồng nuôi Hươu và nai giống như chuồng bò. Mỗi ngày tắm cho nai và dọn vệ sinh một lần. Đặc điểm của Hươu và nai là không bị bất cứ dịch bệnh gì, ngay cả bệnh lở mồm long móng đang hoành hành hiện nay. Trong thời gian nuôi cũng không cần phải tiêm chủng ngừa bệnh tật.

Kỹ thuật nuôi và lấy nhung Hươu và nhung Nai:

Nuôi dưỡng nai thời kỳ mọc nhung là khâu quan trọng nhất trong quá trình chăn nuôi vì, nhung là sản phẩm chủ yếu của Hươu và nai. Hươu và Nai ra nhung (sừng non) nhú ra thường từ tháng 6- 9. Muốn có cặp nhung tốt, thì phải bồi dưỡng cho nai, nhất là 1-2 tháng trước khi ra nhung. Ngoài khẩu phần thức ăn bình thường, cần bổ sung thêm 0,5- 0, 7 kg thức ăn tinh hỗn hợp, 2-3 kg trái cây, muối khoáng cho liếm tự do và 5-7 ngày bổ sung 1 -2 quả trứng . . .

 Đến mùa nhú  nhung gốc sừng Hươu và nai phát triển mạnh, đẩy lồi gạc (sừng già) lên, nếp da bao gốc sừng căng mọng mạch máu, gạc lung lay khi va chạm vào vật rắn rụng đi, con nào cắt nhung hàng năm thì gốc sừng chỉ còn lại một cái đế như nắp chai bia và hàng năm cũng rụng như thế, khi gạc (hoặc đế) đã rụng, nếp da bao quanh đế có chảy ít máu rồi nó phát triển chùm lên vết thương, màu đỏ hồng kéo dài ra thành sừng non, bên trong tích tụ đầy máu và bên ngoài có lớp lông tơ mịn như nhung. Sau khoảng 60 - 70 ngày kể từ khi gạc (hoặc đế) rụng, là lúc cắt nhung vừa có năng suất vừa đảm bảo được phẩm chất (riêng cặp đầu tiên khi con đực được một tuổi thì không nên cắt). Cắt xong lớp da lại tiếp tục phát triển chùm lên dấu cắt, nếu chăm sóc tốt, cắt hơi non (khoảng 60 – 65 ngày), không cắt quá cụt sát với mấu sọ, không làm hươu đau và chảy nhiều máu, thì lớp da đã chùm lên vết cắt lại kéo dài ra thành nhung và sẽ cắt được lần thứ 2 trong một mùa nhung của năm đó. Khi nhung mới nhú, tránh rượt đuổi, trượt ngã làm hư nhung. Cắt nhung xong, phải cầm máu, sát trùng và băng kín ngay, tránh ruồi, nhặng gây nhiễm trùng và bồi dưỡng cháo có chút muối cho Hươu và nai ăn mau lại sức… Kỹ thuật lấy nhung (lộc) hay còn gọi là khai thác nhung thường thì 1 lần, 1 cặp /năm, có khi 2 lần, 2 cặp /năm. Nếu chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác đúng quy trình kỹ thuật thì mỗi năm 1 nai đực có thể cho 1 cặp nhung nặng 0,9-1,0 kg/năm, cá biệt có con cho 1,5- 1,6 kg/năm. Trong điều kiện nuôi nhốt Hươu và nai có thể sống 15 năm và cho 15-17 cặp nhung.


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

    Mã chống spam   

    Những tin mới hơn

     

    Những tin cũ hơn

    Giới thiệu vài nét về nhunghuouhatinh.com

    Như chúng ta đã biết,nhung hươu nai và sâm là 2 vị được xếp đầu bảng trong tứ  đai bổ, mà đông y vẫn thường nhắc tới. Trong con hươu,nai nhung là bộ phận có giá trị nhất. Đây là bộ phận chứa các tinh chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, thành phần các chất dinh dưỡng có giá trị về y học như...

    Liên hệ
    banhang
    Fanpage NhunghuouHatinh