Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Mọi người giúp em cách chế biến nhung hươu cho bé ăn ?

Thứ ba - 19/01/2016 09:06

Em vừa mua được ít nhung hươu còn tươi định để dành nấu cháo cho cu con ăn ,nhưng vì nhóc nhà em còn bé quá (6 tháng thôi) nên chưa biết để dành bằng cách nào, ngâm rượu thì sợ trẻ con không ăn được, định sấy khô nhưng chưa biết sấy như thế nào để không bị mất chất bổ. Các mẹ chỉ giúp em cách chế biến với!

dinh duong cho be bieng an

dinh duong cho be bieng an

Em vừa mua được ít nhung hươu còn tươi định để dành nấu cháo cho cu con ăn ,nhưng vì nhóc nhà em còn bé quá (6 tháng thôi) nên chưa biết để dành bằng cách nào, ngâm rượu thì sợ trẻ con không ăn được, định sấy khô nhưng chưa biết sấy như thế nào để không bị mất chất bổ. Các mẹ chỉ giúp em cách chế biến với!
Các ý kiến trả lời :

Ý kiến 1:
"Nhung hươu rất bổ cho người gầy yếu, nhất là đối với người già hay với những trẻ em chậm lớn, chậm biết đi, chậm mọc răng, thóp lâu liền, tay chân mềm yếu..."


Trên đây là mình trích một đoạn trong bài người ta nói về tác dụng của nhung hươu, mình cũng rất gầy nên đang lên kế hoạch dùng nhung hươu. Mình nghĩ con bạn còn nhỏ thì đợi ít thời gian nữa, khi em bé bắt đầu ăn cháo bạn có thể cho một ít vào cháo cho em bé ăn theo hướng dẫn sau: Cháo nhung hươu (cách chế biến nhung hươu tốt nhất)
Nhung tươi thái lát mỏng sau đó xay nhỏ bỏvào ngăn đá để dùng nấu cháo ăn hàng ngày (có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhung). Mỗi bận dùng 0,5g đến 3g nhung đã xay nhỏ cho vào một tô cháo còn nóng ăn ngay, mỗi ngày dùng một đến hai lần.
Ý kiến 2:
Nhung hươu nai như thế nào cho tốt?
Nhung là sừng non mới mọc của hươu, nai. Trong đó nhung hươu gọi là lộc nhung, nhung nai gọi là mê nhung. Các loài cho nhung có đén 17 chi khác nhau, đều thuộc họ hươu, nai. Tại Việt Nam chỉ có con đực ở các loài sau có nhung Hươu sao (Cervus nippon Temmick), Nai đen (Cervus unicolor Cuv), Hươu vàng (Cervus porcinus), Nai cà tông (Cervus eldi). Ngoài ra còn có hoẵng (Mutiacus muntjack) cho nhung rất bé, có giá trị kém cả về y học và kinh tế.
Chất lượng nhung không những phụ thuộc vào các chế biến, bảo quản mà còn phụ thuộc vào chủng loại nhung. Trong đó có các loại sau:
- Huyết nhung: Được coi là nhung quý giá nhất, được cắt khi sừng non chuẩn bị phân nhánh (Thường gọi là phân yên vì có chỗ phình ra như yên ngựa) ở những con hươu từ 3 tuổi. Thân nhung ngắn, mềm, mọng máu, da hồng, đầu tù, chưa phân nhánh, lông rất mịn và thưa.
- Nhung yên ngựa: Là loại sừng non bắt đầu phân nhánh nhưng nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài, bên ngắn như yên ngựa. loại này cũngc rất quý vì cho rằng nhung đã phát triển đầy đủ mà chưa thành sừng. nếu đợi quá ít nữa, một phần đã thành sừng thì kém giá trị.
- Nhung chìa vôi: Tuy cũng là một loại huyết nhung (Cũng là sừng non) nhưng khai thác ở hươu nai dưới 3 tuổi, nhung nhỏ (Khi sấy khô chỉ nặng 40-50g) chất lượng thấp chỉ ngang nhung hoẵng.
- Nhung gác sào: Là nhung già, sừng đã phân nhánh, lông cứng và dày, đầu bè ra.

Chế biến nhung cũng rất cầu kỳ, sự giá trị của nhung có tốt hay không 90% là do chế biến. Nhung cắt xong cần chế biến ngay vì có nhiều máu và chất thịt, để lâu có thể bị thối, sinh dòi bọ. Chế biến không cần thận như sấy nóng quá, nhung bị nứt ra, máu nhung tiết ra hết cũng mất giá trị. Nhung thường chế biến theo 2 cách:
1. Đem cặp nhung ngâm rượu 1 đêm, phải để chỗ cắt lên trên cho chất nhung không tan hết vào rượu. Hôm sau rang cát cho nóng vừa, để vào một cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cắt lên phía trên. Khi cát nguội, lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhung nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô. sau đó cất vào hộp có nắp kín trong có gạo rang hay vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo.
2. Tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô. Sau đó lại tẩm rượu vào sấy khô lần nữa. Làm như vậy nhiều lần đến khi nhung khô kiệt là được. Nếu làm không cẩn thận, nhung có thể bị nứt, máu chảy ra mất, kém giá trị. Thường công việc chế biến nhung đòi hỏi 2-3 ngày. Một cặp huyết nhung nặng 800g, khi khô chỉ còn chừng 250g. Trước khi dùng, người ta nung một cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ, lăn xung quanh cho cháy hết lông.
Thời trước, nhung chủ yếu là sản phẩm săn bắn. Trừ nhung hoẵng được đánh giá là kém giá trị vì quá bé còn các nhung hươu nai khác đều được coi trọng, giá đắt gấp nhiều lần nhung nuôi. Ngày nay bán trên thị trường chủ yếu là sản phẩm chăn nuôi.
Nhung bán trên thị trường phần lớn là nhung già (Gác sào) hầu như không có huyết nhung. Nguyên nhân là người bao tiêu sản phẩm muốn mua nhung già để dễ bảo quản, dễ làm khô, dễ bán vì người mua ít biết cách phân biệt nhung có chất lượng tốt, xấu. Mặt khác người chăn nuôi thấy cắt nhung già thì con vật bị cắt nhung chảy ít máu (Vì chân đế đã biến thành xương non).
Bạn muốn mua nhung tốt, nên tìm đến tận cơ sở nuôi hươu nai có rất nhiều ở Yên Bái (Chủ yếu ở huyện Yên Bình) xem từ khi nó mới nhú, ngã giá, chờ đến lúc đạt tiêu chuẩn huyết nhung thì cắt mang về tự chế biến theo đúng phương pháp trên thì nhung mới thực sự tin tưởng và tốt. 

Theo Danh Y - Hư Đan
1 634882307223983620 12
Ý kiến 3:
Nhung hươu loại tốt là những loại mới cắt 3 mùa đầu.lọai này sờ vào rất mềm, kg to từ 200g đến 400g. chỉ có 2 nhánh thôi. nên cắt tươi và dùng luôn. người già và trẻ con nên dùng mổi ngày 3g đến 7g. nên thái mỏng nấu cháo từ 1 lát đến 2 lát thôi. nhớ lấy cồn đốt hết lông trên nhung nhé, sau đó cạo sạch lông đi. sau đó thái mỏng cho vào mật ong để trong tủ lạnh nấu cháo hoặc hấp cơm dần là tốt nhất.
tác dụng chính của nhung hươu là tăng cường súc khỏe, thông kinh mạch. cứng gân cốt, chứ mình chưa nghe nói về khả năng chữa bệnh. nhưng có 1 lần vô tình e gái mình bị bệnh hen suyển kéo dài, mấy năm uống thuốc kg khỏi, người gầy gò, xanh xao, kém ăn. đi chửa đông y tây y kg được. năm đó e mình 9 hay 10 tuổi gì đó, nhà mình cắt nhung hươu bán ( ở quê hồi đó con hươu rất có giá trị, nhà mình lại nghèo nên nuôi hươu để bán nhung chứ kg giám ăn) kg may trong quá trình cắt lấy nhung thì 1 bên nhung bị gảy, ng ta kg mua. nên nhà mình bán 1 bên, bên còn lại khoảng gần 150g gì đó, mẹ mình lấy 1/3 nấu cháo, cả nhà cùng ăn. kg ngờ e gái mình ăn xong 2 3 tháng sau thấy da dẻ thay đổi, ăn được nhiều cơm hơn, súc khỏe tốt lên, sau đó đến bây giờ kg còn bị hen nữa. hiện đã lấy chồng và có con khỏe mạnh.

Ý kiến 4:
Làm theo cách này bạn nhé:
- Chần nước sôi (luyện nhung): Đối với nhung tươi, cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3-4 lần , mỗi lần 15-20 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Sau đó phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 70 – 80 độ C trong vòng 2 – 3 giờ rồi lấy ra. Đốt rồi cạo sạch lông tơ, tẩm rượu nóng cho mềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng. Với cách này ta có thành phẩm nhung khô.
- Sấy cát hay sấy gạo: Đem nhung mới cắt, lau bằng rượu gừng, để khô, rồi cho cát nóng 30 – 40 độ C vào ngập những cặp nhung (để ngược các vết cắt lên phía trên). Khi cát nguội, thay cát mới có nhiệt độ cao hơn 60 – 70 độ C. Làm nhiều lần đến khi nhung khô hoàn toàn. Đôi khi thay cát bằng gạo. Gạo này có thể dùng nấu cháo ăn sau khi sấy . Chú ý không nên dúng cát hay gạo quá nóng, nhung sẽ nứt và bên trong cũng khó khô, do đó cần nâng nhiệt độ sấy lên từ từ. Nhung hươu khô có thể dùng ngâm rượu hoặc tán thành bột hoặc sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.
Ý kiến 5:
1. Chế biến để bảo quản

- Chần nước sôi (luyện nhung): Đối với nhung tươi, cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3 - 4 lần , mỗi lần 15 - 20 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Sau đó phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 70 - 80°C trong vòng 2 - 3 giờ rồi lấy ra. Đốt rồi cạo sạch lông tơ rồi tẩm rượu nóng cho mềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng. Với cách này ta có thành phẩm nhung khô.

- Sấy cát hay sấy gạo: Rửa và lau bằng rượu gừng, để khô rồi cho cát nóng 30 - 40°C vào ngập những cặp nhung (để ngược các vết cắt lên phía trên). Khi cát nguội, thay cát mới có nhiệt độ cao hơn 60 - 70°C. Làm nhiều lần đến khi nhung khô hoàn toàn. Đôi khi thay cát bằng gạo. Gạo này có thể dùng nấu cháo ăn sau khi sấy. Chú ý không nên dùng cát hay gạo quá nóng, nhung sẽ nứt và bên trong cũng khó khô, do đó cần nâng nhiệt độ sấy lên từ từ. Nhung hươu khô có thể dùng ngâm rượu hoặc tán thành bột hoặc sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

2. Sơ chế nhung hươu

- Để nguyên cây: Rửa sạch bằng rượu có giã một chút gừng (giữ nguyên lớp lông nhung) hoặc giữ trạng thái đông đá, dùng dao lam hoặc do sắc cạo hết lớp lông và da cáy bên ngoài (không giữ lớp lông nhung). Dùng dao có mũi nhọn xăm đều trên nhung (để rượu thấm đều vào bên trong). Ngâm với rượu trắng 50°C.

- Thái lát cách 1: Giữ trạng thái đông đá dùng dao lam hoặc dao sắc cạo hết lớp lông và da cáy bên ngoài, sau đó dùng dao lam sắc hoặc máy thái lát rồi chế biến.

- Thái lát cách 2: Giữ trạng thái đông đá dùng dao lam sắc hoặc máy thái lát, sau đó dùng kéo cắt lớp viền là lớp lông và da cáy rồi chế biến.

- Xay nhỏ: Sau khi có nhung thái lát có thể bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi chế biến.

Trong các trường hợp sơ chế nhung thái lát hoặc xay nhuyễn, phần chưa dùng đến chia thành nhiều bịch nhỏ bảo quản trong tủ đá khoảng 30 ngày.

3. Chế biến đơn giản và phổ biến

- Cháo nhung hươu: Nhung hươu tươi thái lát mỏng (có thể thái sợi, băm nhỏ hoặc để nguyên lát). Cháo trắng được nấu chín (khoảng 1 chén), bỏ nhung hươu vào, nấu tiếp cho đến khi nhung hươu chín mềm là được. Sau khi nấu cho vào vài củ hành nướng. Mỗi ngày ăn một lần, mỗi lần khoảng 10g nhung hươu. Cần ăn 20 - 25 ngày liền.

- Trứng gà hấp nhung hươu: Lấy 10g nhung hươu tươi thái lát mỏng rồi thái thành sợi hoặc băm nhỏ (nếu dùng nhung hươu khô thì lấy 0.5 - 1g bột nhung), trứng gà 1 quả. Cho nhung vào trứng gà (để nguyên trứng hoặc trộn đều) hấp chín. Hàng ngày ăn vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cần ăn từ 20 - 25 ngày liền. Cách này tiện lợi cho trẻ em và người không biết uống rượu.

- Rượu nhung hươu tươi: Lấy khoảng 100g nhung hươu tươi thái lát ngâm vào 1,5 – 2 lit rượu ngon từ 40 – 50°C, để 14 ngày là uống được (nếu nhung để nguyên cây nên ngâm 25 - 30 ngày). Mỗi lần uống 1 thìa cà phê, ngày uống 1 - 2 lần trước bữa ăn làm khai vị. Cách này phù hợp với người lớn và có thể uống được rượu.

- Rượu nhung hươu, trùng thảo: Nhung hươu 20g, đông trùng hạ thảo 90g, rượu ngon (40 - 50°C) 1,5 lít. Các vị trên thái nhỏ cho vào bình rượu để trong 10 ngày gạn lấy rượu uống. Ngày uống 20 - 30ml. Dùng cho người đau lưng, mỏi gối, sợ lạnh, liệt dương... do thận dương hư suy, tinh huyết khuyết tổn sinh bệnh.

- Rượu nhung hươu sơn dược: Nhung hươu 30g, bỏ lông thái lát, bột sơn dược 30g, bỏ vào túi vải buộc lại thả vào bình rượu cùng lộc nhung. Để 7 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 03 thìa canh. Chữa liệt dương, người già đái đêm.

- Bột nhung hươu: Tán nhỏ nhung hươu thành bột, mỗi ngày uống từ 1 - 3g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm. Cách này có thể dùng cho mọi lứa tuổi.

Ý kiến 6
Nhung phải là sừng non thì mới tốt bạn ạ, gọi là nhung yên ngựa, ở Hương Sơn - Hà Tĩnh người dân nuôi cho ăn toàn cỏ với lá cây nên chất lượng rất tốt. Còn nhung mà săn được trong rừng thường là gạc huowu (sừng hươu đã già) chỉ có thể nấu cáo thôi
Ý kiến 7:
Vào Topic này mới thấy, toàn các mẹ chưa dùng nhung hươu bao giờ tư vấn cho nhau.
Toàn nghe đồn thế này, người nói thế kia...

Mình là chủ trang trại chăn nuôi hươu sao truyền thống ở Huyện Hương sơn hơn 20 năm nay.
Mình xin trả lời chủ thớt như này:
1. Độ tuổi nào được dùng nhung hươu: Mọi độ tuổi, kể cả em bé đang thời kì ăn dặm (cỡ hơn 1 tuổi). Bé có điều kiện dùng nhung với liều lượng hợp lý sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường trang đổi chất, ngừa còi xương... Bé nhà mình chủng ngừa 6in1 xong bị hạch mủ ở cổ, 2 cái liền, to như trứng gà nên phải mổ, bé mới 5 tháng nên chỉ biết uống sữa, may mình hầm cháo với nhung hươu lấy nước bón cho bé vài thìa một ngày mà bé có sức nằm viện nhi đồng 1 hai tuần đấy ạ.
2. Dùng nhung bị nứt da, lở loét: Xin thưa với các mẹ là trên đời này chả có cái gì ăn vào mà làm nứt thịt ra được cả nhé. Vì nhung hươu rất nhiều dưỡng chất lại giàu đạm nên nếu lạm dụng dùng nhiều sẽ bị nóng trong người nên dễ nổi mụn nhọt. Vậy nên các mẹ có dùng thì dùng ít một, dùng lâu dài để cơ thể hấp thê hết dưỡng chất tránh lãng phí nhé.
3. Cách chế biến nào tốt nhất: Thưa các mẹ, nhung hươu dùng tươi và nấu cháo là tốt nhất. Nhung sấy khô chỉ tiện bảo quản thôi chứ ko tốt bằng nhung tươi.
4. Cách chế biến như thế nào: Đây là vấn đề chủ thớt hỏi.

Sơ chế:
- Nhung Hươu tươi sau khi mua về các bạn bóc túi chân không và lấy nhung ra, rửa qua bằng nước sạch rồi lau khô.

- Lột bỏ phần ni lông bịt ở gốc nhung, phần cao xương hươu dùng để bịt ngăn huyết nhung và các dưỡng cất thoát ra ngoài thì giữ lại để ngâm rượu hoặc nấu cháo (chỉ có nhung hươu được cung cấp bởi www.nhunghuouhatinh.com mới có phần cao này).

- Dùng dao lam cạo sạch lớp lông nhung mịn màu trắng ở ngoài
Có thể dùng bếp gas vặn to lửa để loại bỏ lớp lông này

CÁCH CHẾ BIẾN THÔNG DỤNG

Cách 1: Cháo nhung hươu 
Nhung tươi thái lát mỏng sau đó băm nhỏ bỏ vào ngăn đá để dùng nấu cháo ăn hàng ngày (có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhung). Nấu cháo chín nhừ trước mới cho nhung đã băm nhỏ vào sau. Mỗi bận dùng 2g đến 5g nhung đã xay nhỏ (tương đương với một lát nhung cỡ đồng xu 5.000đ).

Phần gốc nhung được cấu tạo bởi các mô xương xốp nên có thể chẻ nhỏ hặc mang ra tiệm thuốc đông y nhờ thái lát dùm. Với phần này trước tiên cần ninh nhung hươu khoảng 45 phút cho nhung tiết hết các chất dinh dưỡng và để nhung mềm hơn. Sau đó, lấy nước nhung, nấu với gạo đã được ngâm khoảng 30 phút.
Được chế biến từ nhung hươu tươi, cháo nhung hươu cũng giống như cháo thịt bình thường, khi dùng cho cảm giác thanh nhẹ, ngọt lịm, giòn mềm như sụn heo, gà nhưng đậm đà hơn, cảm giác như vị ngọt tràn trên đầu lưỡi. Lớp da bao bên ngoài nhung lại cho cảm giác béo mềm.
Cháo nhung hươu có tác dụng tốt đối với toàn thân, dễ tiêu hóa và hấp thu nên rất phù hợp với người già yếu, phụ nữ, trẻ em, người mới ốm dậy…, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.

Mỗi ngày dùng một đến hai lần.

Cách 2: Nhung hươu hấp cơm
Nhung hươu thái lát mỏng hấp với cơm dùng hàng ngày. Lần dùng từ 2g đến 5g, mỗi ngày một đến hai lần.
Cách 3: Nhung ngâm rượu

- Nhung hươu tươi sau khi sơ chế xong, dùng dao lam rạch từ trên đỉnh nhung xuống tới gốc nhung, rạch đều quanh chiếc nhung khoảng 3 đến 5 đường là được (có thể chẻ nhỏ, thái lát hoặc để nguyên chiếc ngâm rượu).
Cho vào bình thủy tinh hoặc binh sứ ngâm với rượu nếp loại ngon. 100g nhung hươu tươi, tốt nhất là ngâm với 2 lít rượu . Sau bảy ngày là có thể dùng được, mỗi lần uống một đến hai chén nhỏ trước bữa ăn.
Ngoài ra còn nhiều cách chế biến khác như ngâm mật ong, hầm với gà… Vui lòng liên hệ 0982.10.10.10. mình sẽ tư vẫn miễn phí nhé.

Ý kiến 8:
Gia đình mua rồi thì bạn dùng đi. Bạn nêu nấu cháo ăn hàng ngày, mỗi ngày dùng hai đến ba lát mỏng như đồng tiền xu băm nhỏ nấu cùng cháo thịt cháo cá gì đấy ăn rất ngon và bổ dưỡng. Dùng nhung là để kích thích ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường trao đổi chất, ngoài ra còn bổ sung các nguyên tố vi lượng...
 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  Ẩn/Hiện ý kiến

    Mã chống spam   

    Những tin mới hơn

     

    Những tin cũ hơn

    Giới thiệu vài nét về nhunghuouhatinh.com

    Như chúng ta đã biết,nhung hươu nai và sâm là 2 vị được xếp đầu bảng trong tứ  đai bổ, mà đông y vẫn thường nhắc tới. Trong con hươu,nai nhung là bộ phận có giá trị nhất. Đây là bộ phận chứa các tinh chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, thành phần các chất dinh dưỡng có giá trị về y học như...

    Liên hệ
    banhang
    Fanpage NhunghuouHatinh